Miêu tả Họ Quắn hoa

Nhiều chi trong họ Proteaceae là hay thay đổi, với cụ thể là chi Banksia có thể coi là ví dụ điển hình nhất về bức xạ thích ứng ở thực vật[1]. Sự hay thay đổi này làm cho việc chọn ra một tiêu chí nhận dạng chung, có tính chẩn đoán và đơn giản cho họ này trở thành không thể; mặc dù mỗi chi riêng biệt có thể dễ dàng nhận dạng.

Proteaceae nói chung là các cây thân gỗ hay cây bụi, ngoại trừ một số loài thuộc chi Stirlingia là cây thân thảo. Chúng là cây thường xanh, với lá dao động mạnh về kích thước, hình dáng và mép lá. Ở nhiều chi, đặc trưng hiển nhiên nhất là cụm hoa thường to và rất sặc sỡ, chứa nhiều hoa nhỏ mọc dày dặc thành một đầu hay bông kết chặt. Tuy nhiên, ngay cả đặc trưng này cũng không phải là có ở mọi chi trong họ Proteaceae: chẳng hạn các loài thuộc chi Adenanthos lại có các hoa mọc riêng lẻ. Ở phần lớn các loài Proteaceae thì cơ chế thụ phấn mang đặc tính chuyên biệt hóa cao. Nó thường bao gồm việc sử dụng "vùng dẫn dụ phấn hoa", một khu vực trên đỉnh vòi nhụy phô bày phấn hoa ra cho các sinh vật thụ phấn[2].

Hoa

Nói chung, đặc trưng chẩn đoán họ Proteaceae là hoa bất thường. Các bộ phận của hoa trong họ Proteaceae thường là bộ bốn, nhưng 4 lá đài dạng cánh hoa thì hợp lại thành một ống hẹp và dài với đài khép kín ở đỉnh, các chỉ nhị của 4 nhị hoa cũng hợp vào lá đài, theo kiểu sao cho các bao phấn được chứa đựng trong phạm vi đài. Nhụy hoa ban đầu cũng đi dọc theo bên trong của ống bao hoa, sao cho đầu nhụy cũng được chứa đựng trong phạm vi đài. Khi hoa phát triển, nhụy lớn lên rất nhanh. Do đầu nhụy bị hãm lại, nên vòi nhụy phải cong đi để có thể thuôn dài và cuối cùng nó cong đến mức nó chia tách bao hoa ra dọc theo một đường nối. Vòi nhụy tiếp tục lớn tới tận khi nở hoa, khi các tuyến mật bắt đầu sản sinh ra mật hoa. Vào thời điểm đó, bao hoa chia tách ra thành các lá đài hợp thành của nó, đài cũng chia tách ra và nhụy hoa được giải phóng để trở thành thẳng hơn.

Ngay trước khi nở hoa các bao phấn giải phóng phấn hoa của chúng, gửi chúng xuống đầu nhụy, trong nhiều trường hợp có vùng nhiều cùi thịt lớn để hỗ trợ việc trầm lắng phấn hoa của chính chúng. Các sinh vật ăn mật hoa khó có thể tiếp xúc với các bao phấn, nhưng khó có thể tránh tiếp xúc với đầu nhụy; vì thế đầu nhụy hoạt động như là vùng dẫn dụ phấn hoa, đảm bảo là các sinh vật ăn mật hoa có thể trở thành các sinh vật thụ phấn. Mặt trái của chiến lược thụ phấn này là xác suất tự thụ phấn bị tăng lên; nhiều loài Proteaceae tránh điều này bằng các chiến thuật như nhị thuần thục trước, tự không tương thích giữa nhị và nhụy hay sự phát triển không đầy đủ có lựa chọn đối với các hạt do tự thụ phấn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ Quắn hoa http://www.anbg.gov.au/abrs/online-resources/flora... http://www.anbg.gov.au/images/photo_cd/proteaceae/ http://www.rbgsyd.nsw.gov.au/__data/assets/pdf_fil... http://delta-intkey.com/angio/www/proteace.htm http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.nzor.org.nz/names/11f0fb59-1293-42fe-8c... //doi.org/10.1071%2FSB97019 //doi.org/10.3732%2Fajb.89.8.1311 http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&... http://fossilworks.org/bridge.pl?a=taxonInfo&taxon...